Trong hơn 12.000 loài thực vật tại Việt Nam thì có gần 6.000 loài cho công dụng làm thuốc, nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý hiếm trên thế giới. Đó là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thuốc chữa bệnh của Việt Nam. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Người Việt ta cũng có thói quen và sở thích dùng các loại cây cỏ dược liệu hơn là lạm dụng thuốc tây. Phát huy giá trị y học truyền thống, cách đây hơn 2 thập niên. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 37/CP ngày 20-6-1996 về “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”. Đồng thời có chiến lược phát triển Y học cổ truyền, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 60% nhu cầu của bệnh viện, trong đó ít nhất có 30% số thuốc được sản xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Bệnh viện Chuyên khoa Da liễu – Tâm thần điều trị cho bệnh nhân tâm thần, động kinh, bệnh phong… Những bệnh mà phải uống thuốc suốt đời, hầu hết hoàn cảnh rất khó khăn. Nên việc sử dụng thuốc trong nước phù hợp với kinh tế của họ. Danh mục thuốc tại Bệnh viện Chuyên khoa Da liễu- Tâm thần trên 70% là thuốc được sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn.
Qua trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sơn - địa chỉ: Thôn Láng me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc có con Nguyễn Ngọc Huy bị tâm thần phân liệt 15 năm, ông nói “Thuốc Việt Nam mình bây giờ rất hay, nhờ thuốc mà bệnh viện đã điều trị mà con tôi giờ không còn lên cơn quậy phá như ngày xưa nữa, nó có thể lao động, sinh hoạt bình thường”